Kích thước ngôn ngữ đánh dấu Wikipedia:Độ_lớn_bài_viết

Wikipedia dùng mã wiki (một ngôn ngữ đánh dấu) để sắp xếp và định dạng nhằm giúp bài viết dễ đọc. Kích thước ngôn ngữ đánh dấu bao gồm kích thước văn xuôi (đã được giải thích ở trên) cũng như mã wiki, các tập tin phương tiện (như hình ảnh hoặc tập tin âm thanh). Do đó kích thước ngôn ngữ đánh dấu luôn lớn hơn hoặc bằng kích thước văn xuôi.

Bạn có thể tìm thấy kích thước ngôn ngữ đánh dấu (đo bằng đơn vị byte) của một bài tại lịch sử trang của bài đó, bằng cách bấm vào tab Xem lịch sử. Ngoài ra, khi gõ vào khung tìm kiếm intitle:Tên bài viết sẽ cho ra các kết quả tìm kiếm kèm dung lượng bài viết (đo bằng đơn vị kilobyte) và số lượng từ. Trong đa số trường hợp, nếu chỉ dựa vào yếu tố này thì không đủ để xem xét việc tách bài.

Danh sách các bài dài nhất dựa trên kích thước ngôn ngữ đánh dấu có thể được tìm thấy tại Đặc biệt:Trang dài.

Hãy lưu ý rằng nếu bạn chọn biên tập một đề mục (thay vì cả bài) thì thời gian chờ tải trang sẽ ngắn đi – đây cũng là một giải pháp khi phải biên tập các trang quá cỡ. Nhưng các độc giả truy cập Wikipedia bằng modem chậm thì vẫn phải chờ tải cả trang mỗi khi đọc bài.